Cầu thang là đầu
mối giao thông theo chiều cao và bước đệm nối các phòng trong nhà, dẫn
khí từ tầng này lên tầng kia. Vì vậy, ngoài đảm bảo cầu thang thoáng
đãng, đủ sáng cho ngôi nhà, cũng nên lưu ý phong thủy khi thiết kế.
Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng,
các buồng trong nhà. Trong khoa học phong thủy, cầu thang được ví như
xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa
dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà.
Không nên đặt cầu thang giữa nhà. Hiện nay, nhiều nhà có cầu thang bố
trí hình xoắn ốc chạy từ trên xuống dưới ngay trung tâm nhà. Về mặt
phong thủy, đây là kiểu kiến trúc không tốt, khiến gia chủ dễ mắc các
bệnh tim mạch hoặc gặp những trắc trở trong công việc. Theo quan niệm
của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng
cuộn).
Cầu thang chạy thẳng ra cửa chính dẫn khí tốt, nhưng tiền của sẽ
''chảy'' mất. Bạn có thể khắc phục bằng cách uốn cong mấy bậc đầu, vừa
cách điệu vừa hợp phong thuỷ.
Cầu thang uốn hình cánh cung giúp khí lưu chuyển dễ dàng, nhưng nếu
xoáy trôn ốc (hình tròn) thì không tốt, giống như mở nút chai nguy hiểm.
Bậc thang chỉ có tâm nằm ngang, không có tâm đứng, hở bậc, thiết kế như
vậy là vượng khí thoát ra ngoài giống lỗ hổng trong nhà không tốt. Nên
lỡ chạm phải điều cấm kỵ thì khắc phục bằng tấm gương, khánh nhạc, chậu
cây hoặc đèn sáng, tuỳ trường hợp cụ thể.
Còn theo quan niệm phong thủy truyền thống, người Hoa thường để ý đến
cầu thang ở các nhà cao tầng. Đầu cầu thang hướng vào chỗ tốt thì gia
chủ gặp thuận lợi, nhưng nếu đầu cầu thang đổ tuột ra ngay đường, ra cửa
chính của căn nhà là một đại kỵ.
Lý thuyết phong thủy thường dựa vào hình tượng, biểu tượng, trong
trường hợp đầu cầu thang hướng thẳng ra cửa chính, khi mở cửa sẽ như cái
miệng đang há ra. Gia chủ sống trong căn nhà đó thường bị hao tán, thất
thoát tiền bạc. Ngoài ra, người sống trong căn nhà đó hay có tư tưởng,
hướng sống ở ngoài hơn là ở trong nhà.
Gặp trường hợp này, tùy vào cách bố trí của ngôi nhà, có thể hóa giải
bằng cách dùng gương soi phản chiếu hay dùng chậu cây, ống sáo, bình
phong … để hoãn khí cho kiểu cầu thanh này.
Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy tránh đè lên trên
cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa
nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt
cầu thang ở góc riêng.
Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh
khí dẫn lên các tầng. Nếu cầu thang hẹp, bạn hãy treo một tấm gương lớn
để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thủy.
Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa
các bậc. Điều này bảo đảm rằng tài chính gia đình sẽ không bị thất
thoát. Vì vậy, nếu cầu thang trong nhà có lỗ hổng ở giữa các bậc, hãy
dùng ván gỗ bít kín chúng lại.
Không gian dưới gầm cầu thang phải trống, hoặc có thể bố trí hòn non
bộ cùng hồ cá nhỏ dựa vào chân cầu thang. Đây là cách tạo sự dũng mãnh
cho cầu thang.
Ngoài ra, khi nói đến cầu thang, ta thường quan tâm đến số bậc của
cầu thang. Có hai cách tính số bậc cầu thang: tính theo số bậc tới mặt
sàn mỗi tầng và tính theo tổng số bậc cầu thang của ngôi nhà. Tổng số
các bậc thang phải điều hoà cho phù hợp chiều cao nhà.
Gần đây, có thói quen lấy 4 từ: sinh, lão, bệnh, tử làm chuẩn sao cho
tổng số bậc mỗi tầng chia hết cho 4, số dư ứng với mỗi từ: 1 là sinh, 2
lão, 3 bệnh. Do đó, số bậc chia chẵn cho 4 còn dư 2 là bậc
cuối cùng, rơi đúng vào sàn nhà tầng trên, ứng với từ lão là hay nhất.